Cam thảo: 20 tác dụng chữa bệnh không ngờ của cam thảo

Cam thảo từ lâu đã trở thành một vị thuốc quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong cả Đông Y và Tây Y. Với những công dụng tuyệt vời, cam thảo dần trở thành một loại gia vị được sử dụng khá nhiều trong các hộ gia đình. Người ta thường chế biến cam thảo thành một loại thức uống thay trà, có công dụng nhuận phế, bổ tỳ. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cam thảo trong bài viết dưới đây nhé.

Cam thảo là gì?

Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, là cây họ đậu có nguồn gốc từ Châu Á. Cam thảo chúng ta thường sử dụng được chiết xuất từ rễ cây, có vị ngọt, tính bình. Thường được sử dụng làm thuốc trong y học và làm hương liệu trong sản xuất (kẹo, một số loại thực phẩm và đồ uống).

Hình ảnh cây cam thảo
Hình ảnh cây thuốc cam thảo ngoài tự nhiên

Tác dụng chữa bệnh tuyệt diệu của cam thảo

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cam thảo có khả năng giảm thiểu và chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau. Dưới đây là 20 tác dụng chữa bệnh tuyệt diệu của cam thảo.

  1. Chữa các bệnh liên quan về đường tiêu hóa và dạ dày

Theo đánh giá của các chuyên gia sức khỏe, cam thảo có khả năng chữa trị viêm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng cũng như viêm dạ dày mạn tính. Thông qua việc thúc đẩy quá trình hoạt động tăng tiết dịch nhầy ở dạ dày. Các chất flavonoid có trong cam thảo giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét dạ dày ở con người.

Cam thảo là vị thuốc được nhiều người sử dụng
Cam thảo là một vị thuốc và gia vị nổi tiếng
  1. Chữa các bệnh liên quan đến hệ hô hấp

Cam thảo có khả năng làm loãng dịch nhầy có trong đường hô hấp, giảm trừ long đờm. Vì thế thường được sử dụng để chữa các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hạ sốt, giảm đau đầu.

Hình ảnh đau đầu
Đây là vị thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu hiệu quả
  1. Chống nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus

Sử dụng cam thảo là phương pháp giúp tăng hệ miễn dịch hiệu quả, thông qua quá trình kích hoạt các Interferon, giúp cơ thể chống lại virus nhiễm bệnh. Đặc biệt là bệnh herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra.

  1. Giảm triệu chứng mãn kinh

Các kích thích tố nữ như estrogen được tìm thấy trong cam thảo có khả năng giảm thiểu các triệu chứng tiền mãn kinh. Ngoài ra còn giảm triệu chứng đau bụng kinh trước kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Hoa ngọc lan hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả
Đây là vị thuốc hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả
  1. Điều trị các bệnh về da

Do có chứa thành phần có đặc tính kháng viêm, cam thảo được dùng để điều trị các bệnh về da như: viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, vảy nến, da bị đốm nám.

  1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Cam thảo có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol gây ra bệnh tim mạch cũng như tăng lưu lượng acid mật giúp cân bằng nồng độ cholesterol trong cơ thể.

  1. Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận

Trong cam thảo có chứa hợp chất Acid Glycyrrhizic có khả năng làm chậm quá trình phân hủy hormone Cortisol. Từ đó giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi, và căng thẳng thần kinh.

  1. Ức chế tế bào ung thư

Theo một bài thuốc Đông Y, nấu một trái dừa nấu với 2g cam thảo, uống mỗi ngày một ly có thể giúp ức chế tế bào ung thư máu.

Cam thảo có thể ức chế tế bào ung thư máu
Cam thảo có thể ức chế tế bào ung thư máu
  1. Lupus ban đỏ hệ thống

Cam thảo khi kết hợp với các vị thuốc Đông Y có khả năng chữa được các triệu chứng trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Giúp cơ thể điều hòa khí huyết và giảm thiểu tình trạng bứt rứt và chán ăn.

  1. Kali cao trong máu

Việc hấp thu nồng độ Acid Glycyrrhizic vừa đủ có trong cam thảo sẽ giúp điều hòa lượng Kali trong máu.

Ngoài 20 công dụng được tích hợp trong bài viết trên, cam thảo còn có rất nhiều tác dụng khác, chẳng hạn như: Giảm thiểu rối loạn chức năng gan, sốt rét, lao phổi, ngộ độc thực phẩm, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật,…

Tuy nhiên cũng nên lưu ý không được lạm dụng cam thảo quá mức để tránh tình trạng phản tác dụng.

Những lưu ý khi dùng cam thảo

Mặc dù cam thảo có rất nhiều lợi ích nhưng không vì thế mà nó không có tác hại nào. Dưới đây là một vài tác hại chính của cam thảo

–         Trong cam thảo có chứa 5 – 20% Glycyrrhizin. Đây là chất có vị ngọt nhưng lại ngọt gấp khoảng 50 lần Saccarozo. Khi sử dụng nhiều sẽ gây ra một số độc tố. Nếu lượng cam thảo trong nước quá nhiều sẽ giảm hàm lượng Kali trong máu dẫn đến tăng huyết áp.

–         Có nhiều người nghĩ rằng cam thảo có tính hàn nên uống vào mùa hè để giải nhiệt. Thông thường để uống giải giệt cam thảo sẽ được nấu chung với nhân trần. Nhân trần có vị đắng, cay và tính hàn giúp làm giảm đau đầu và mát gan. Cảm thảo cũng mang tính hàn nên khi kết hợp sẽ gây hại cho cơ thể. Vì cam thảo có tính giữ nước còn nhân trần lại giúp thận đào thải bớt nước. Chính vì vậy, khi sử dụng hai loại thảo mộc này với nhau có nguy cơ phản tác dụng của nhau và sinh ra nhiều loại bệnh khác.

–         Đối với phụ nữ sau khi sinh tuyệt đối không nên sử dụng cam thảo với vì có thể gây ra tắc sữa hoặc mất sữa. Nhân trần có tính lợi tiểu sẽ gây ra mất nước và thậm chí là chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Từ đó có thể dẫn đến sinh non, sinh con ra không có sữa thậm chí thai nhi có thể bị dị tật vì thiếu chất.

Công dụng của cam thảo
Cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc nổi tiếng này

Với những chia sẻ về tác dụng chữa bệnh của cam thảo, chúng tôi hy vọng có thể giúp ích được cho bạn trong việc nhận thức được tầm quan trọng của cam thảo. Nếu như muốn kết hợp cam thảo với các vị thuốc Đông Y, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.