Chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe đến loại cây dân gian có tên là bìm bịp với nhiều công dụng thần kỳ trong hỗ trợ điều trị bệnh. Là loại cây mọc dại, cây bìm bịp có nhiều đặc điểm gần giống với các loại cây khác. Do đó mà còn rất nhiều người còn chưa biết phân biệt loại cây này và sử dụng làm thuốc đúng cách.Vì vậy, qua bài viết này chúng tôi muốn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách dùng cây bìm bịp chữa bệnh.
-
Nhận diện cây bìm bịp bằng cách nào?
Cây bìm bịp hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác như cây xương khỉ, cây mảnh cộng,… Theo khoa học, đây là loại cây thân leo thuộc họ Ô rô, tên đầy đủ là Clinacanthus nutans.
Ưa sinh trưởng và phát triển ở khí hậu nóng ẩm nên cây bìm bịm mọc hoang rất nhiều ở các vùng lãnh thổ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Từ Bắc vào Nam, người ta đều có thể tìm thấy cây bìm bịp mọc nhiều ở các bụi cây ven đường vùng nông thôn.
Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng giúp bạn nhận diện cây bìm bịp:
- Thân cây nhỏ hình trụ, mọc thành bụi cao trung bình từ 2 – 3m, khi khô thân chuyển sang màu vàng
- Lá thuôn dài, đầu nhọn, kích thước dài 7 – 9cm, rộng 2 – 3cm, mặt trên lá có màu xanh thẫm, bóng nhẵn, mặt dưới lá có nhiều gân, màu xanh nhạt hơn mặt trên
- Ra hoa vào mùa xuân, hoa có màu đỏ hay màu hồng, phần ngọn thường rũ xuống
- Mùa hạ thì cây ra trái, quả hình trùy dài khoảng 1 – 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt
Tuy nhiên, chỉ với một số đặc điểm này vẫn có nhiều người nhầm lẫn cây bìm bịp với các loại cây khác có đặc điểm tương tự như cây hoàn ngọc hay cây dâm bụt. Vì vậy, có một số mẹo phân biệt như sau:
Phân biệt cây bìm bịp với cây hoàn ngọc:
- 2 loại cây có hình dáng gần giống nhau nhưng thân và lá của cây bìm bịp đều màu xanh thẫm, hoa màu đỏ, còn cây hoàn ngọc ở mặt dưới sẽ có màu đỏ, thân nhìn kỹ có màu tím và nở hoa màu trắng
- Về mùi, cây bìm bịp ngửi sẽ hắc hơn trong khi cây hoàn ngọc không có mùi
Phân biệt cây bìm bịp với cây dâm bụt:
- Để ý kỹ thì cây dâm bụt có lá to hơn và có chất nhầy, còn lá cây bìm bịp thì không có
-
Thu hái và chế biến cây bìm bịp
Bìm bịp là loại cây mọc dại rất dễ thu hái, hầu hết các bộ phận từ thân cho đến lá đều có công dụng khác nhau. Trong đó:
- Lá bìm bịp dùng làm bánh hay nấu xôi
- Cây bìm bịp tươi còn dùng nấu canh
- Thân, lá bìm bịp hái về rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi dùng ở dạng tươi hay sấy khô làm thuốc chữa bệnh đều được
- Hiện nay người ta còn trồng cây bìm bịp trong vườn nhà để chữa bệnh
-
Thành phần dược liệu có trong cây bìm bịp
Từ các nghiên cứu y học đều cho thấy trong cây bìm bịp có chứa rất nhiều các thành phần dược liệu quý có công dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh:
- Flavonoid: đóng vai trò là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ được vitamin C có trong dinh dưỡng mỗi ngày, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư
- Glycosid: là hoạt chất đóng vai trò cải thiện sức khỏe tim mạch, cung cấp năng lượng cho tế bào
- Cerebrosid: tham gia thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
- Glycerol: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Tanin: là hoạt chất có công dụng khử các gốc sinh học tự do, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư
- Nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như đạm, chất béo, chất xơ, canxi, …
Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, cây bìm bịp là dược liệu có tính mát, quy kinh can đởm.
-
Cách sử dụng cây bìm bịp chữa bách bệnh
Bài thuốc trị bệnh xương khớp
- Cách 1: Dùng 80g lá bìm bịp tươi đã rửa sạch kết hợp cùng 50g lá ngải cứu tươi, 50g sâm đại hành đem giã nhuyễn rồi xào nóng cùng với giấm ăn. Đến khi hỗn hợp còn hơi ấm thì đắp lên khu vực đau nhức xương khớp dùng băng cố định lại. Thực hiện đều đặn 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
- Cách 2: Thu hái 12g dây bìm bịp tươi, 12g dây trâu cổ, 12g ba kích nhục, 12g cẩu tích, 12g đỗ trọng, 12g kim quy, 12g đỗ đen rang thơm, 10g dây tơ hồng, 16g thục địa chế, 16g tang ký sinh. Tất cả đem sắc cùng 1,2 lít nước cho đến khi nước cạn chỉ còn 250ml thì tắt bếp bắc xuống, uống mỗi ngày 2 – 3 lần sau bữa ăn 30 phút, dùng liên tục 5 – 10 ngày
- Công dụng: chữa các chứng nhức mỏi lưng, bong gân, phong thấp,…
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về gan
- Dùng 30g bìm bịp, 20g râu ngô, 15g trần bì, 15g lá vọng cách, 10g sâm đại hành sắc cùng 1,5 lít nước cho đến khi nước cạn còn khoảng 750ml
- Uống ngày 2 – 3 lần khi nước còn ấm, dùng đều đặn 5 – 10 ngày
- Công dụng: hỗ trợ điều trị chứng viêm gan, vàng da, suy giảm chức năng gan
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư
- Cách 1: Dùng 200g lá bìm bịp tươi, xay nhuyễn lọc lấy nước cốt uống
- Cách 2: Dùng 30g bìm bịp khô cùng 40g cây xạ đen sắc cùng 750ml nước cho đến khi nước cạn còn 250ml, uống ngày 3 lần khi nước còn ấm
- Cách 3: Dùng 100g bìm bịp khô nấu với 1 lít nước uống trong ngày
- Công dụng: Kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư
Bài thuốc chữa bệnh trĩ
- Hái 7 – 10 lá bìm bịp tươi rửa sạch để ráo nước, giã nát đắp vào vùng bị trĩ
- Đắp 2 lần mỗi ngày, duy trì đều đặn ít nhất nửa tháng
Bài thuốc trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày
- Hái 4 – 8 lá bìm bịp tươi, ngâm với chút muối loãng rồi rửa sạch để ráo nước
- Nhai trực tiếp cho đến khi nhuyễn thì nuốt
- Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, đều đặn 7 – 10 ngày
Ngâm rượu cây bìm bịp chữa bệnh
- Dùng 50g lá và cành bìm bịp rửa sạch để ráo nước rồi sao vàng, ngâm cùng 500ml rượu nếp trắng
- Ngâm trong thời gian 3 tháng thì sử dụng
- Công dụng: trị các bệnh về đường tiêu hóa như trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, giảm đau nhức xương khớp, an thần,…
Ngoài ra, người ta còn nhai lá bìm bịp tươi để trị nhiều bệnh khác như ổn định huyết áp, chữa lở loét miệng, làm mát cơ thể,…
- Một số lưu ý khi sử dụng cây bìm bịp trị bệnh
Để phát huy tối đa công dụng các bài thuốc trị bệnh từ cây bìm bịp và hạn chế các tác dụng phụ, người dùng cần lưu ý:
- Các bài thuốc cây bìm bịp chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm
- Bài thuốc trị ung thư bằng cây bìm bịp cần kiêng một số thực phẩm bao gồm tôm, cá, thịt heo, bò và dê
- Không kết hợp các bài thuốc cây bìm bịp cùng thuốc Tây Y
- Không sử dụng cây bìm bịp quá liều lượng, sản phẩm không đạt chất lượng hay đã bị ẩm mốc, hư hỏng
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người bị huyết áp thấp và người bị thoái hóa cột sống
Từ những thông tin chi tiết trên mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cây bìm bịp, công dụng chữa bệnh và cách sử dụng hợp lý nhất. Đừng quên chia sẻ bài viết cùng người thân, bạn bè để áp dụng đúng các vị thuốc Đông y có ích nhé.