Cây sâm đất tác dụng khiến bạn bất ngờ, hãy tìm hiểu ngay!

Trong Đông Y, cây sâm đất được xem là một trong những bài thuốc hay điều trị nhiều bệnh ở người. Được biết, cây sâm đất là loại cây chủ yếu mọc hoang, được tận dụng như một loại rau ăn và là thành phần trong nhiều bài thuốc quý. Tuy nhiên, nói đến cây sâm đất thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết về nó. Để tìm hiểu những đặc điểm của cây sâm đất, chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cây sâm đất là loại cây như thế nào?

Theo như nghiên cứu, sâm đất có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Nó xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1909. Loại cây này mọc hoang và phát triển được ở nhiều vùng khí hậu, điều kiện tự nhiên khác nhau.

Thu hoạch củ cây sâm đất
Cây sâm đất là loại cây mọc hoang

Cây sâm đất xuất hiện nhiều ở vùng núi, có thể dùng cây sâm đất để làm thức ăn và làm thuốc.

Đặc điểm nổi bật của cây sâm đất

Cây sâm đất là một loại thảo dược quý, thuộc loại thân thảo, nhẵn, mọc đứng và phân nhánh bên dưới. Rễ cây sâm đất có thể phát triển thành củ màu vàng nhạt. Cây sâm đất có hoa màu hồng, hơi nhỏ mọc ở các nhánh và ngọn thân. Quả của cây sâm đất nhỏ, mọng nước và có màu đỏ nâu khi chín.

Thu hái cây sâm đất như thế nào cho đúng?

Sâm đất thường ra hoa từ tháng 6 – 7 đến tháng 9 – 10 thì có quả. Lá của cây sâm đất có thể hái quanh năm.

Lá sâm đất tươi xào chay với tỏi ăn rất ngon. Củ sâm đất chỉ thu hoạch khi cây được khoảng 3 năm tuổi. Thu hoạch củ về, bạn cần làm sạch, loại bỏ các rễ con và mang phơi khô, sấy.

Củ sâm đất
Đa phần các bộ phận của cây sâm đất đều có thể dùng được

Tác dụng chính của cây sâm đất

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bạn cần dùng 75g sâm đất tươi – tương đương với 25g sâm đất khô để sắc thành nước uống hàng ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 1 tháng, sau liệu trình đầu tiên bạn sẽ thấy mức đường huyết dần ổn định.

2. Hỗ trợ điều trị chứng tiểu tiện quá nhiều

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị đó là 60g sâm đất, 50g rễ cây kim anh để sắc cùng 500ml nước, khi còn lại 150ml nước thì tắt bếp. Bạn cần uống liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày chia làm 2 lần uống.

3. Điều trị táo bón

Bạn chỉ cần dùng 30g lá sâm đất, 30 vừng đen đã rang nổ, 30g lá vông còn non, 20g lá thiên lý, 20g củ đinh lăng. Tất cả nguyên liệu sau khi sơ chế đem nấu thành canh để ăn hàng ngày. Sau khoảng 3 ngày sẽ thấy hiện tượng táo báo giảm rõ rệt.

Lá sâm đất
Lá cây sâm đất hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả

4. Bổ huyết

Bạn chỉ cần dùng khoảng 40 – 80g sâm đất để nấu nước uống hàng ngày. Khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn.

5. Điều trị kiết lỵ

Bạn lấy 100g lá sâm đất tươi và 100g cỏ sữa đun với 400ml nước cho cô đặc lại còn 100ml. Nước thuốc nên chia làm 2 lần uống trong ngày. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, nên thêm vào bài thuốc 20g cỏ nhọ nồi.

6. Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Sâm đất khô mang tán thành bột mịn với một lượng vừa đủ. Mỗi lần bạn nên dùng khoảng 10g sâm đất khô hòa với 1 lít nước sôi để nguội và uống thay trà.

7. Điều trị mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt

Bạn dùng cả rễ và thân cây sâm đất với liều lượng 16g để đun cùng 250ml nước và uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang thuốc như thế và duy trì trong 1 tuần để loại có các triệu chứng trên.

8. Điều trị mụn nhọt

Bạn cần lấy phần hạt của quả sâm đất ngâm cùng với nước, lúc này nó sẽ tạo ra một hỗn hợp keo dính. Bạn dùng nó để đắp lên nốt mụn nhọt.

Thu hoạch sâm đất
Người dân vùng cao Y Tý thu hoạch sâm đất

Cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng cây sâm đất

  • Cây sâm đất mang đến nhiều công dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên để không sinh ra chất độc, tác dụng phụ thì bạn cần chú ý về liều lượng.
  • Riêng đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại cây này trong bất kỳ bài thuốc nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể hỏi qua ý kiến của thầy thuốc để sử dụng cây sâm đất tốt hơn.