Dược liệu Việt Nam và công cuộc khai phá tiềm năng

Dược liệu Việt Nam đa dạng và phong phú. Từ rất lâu đời, con người đã biết dùng các loại lá cây làm thuốc. Sự xuất hiện của các loại thảo dược từ rất xa xưa và đã đi vào đời sống của con người Việt Nam tới tận ngày nay.

Sơ lược của ngành dược liệu Việt Nam

Theo thống kê của Viện Dược Liệu, ngành dược liệu Việt Nam đã khám phá ra hơn 5000 loại thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và lưu trữ lớn qua các năm.

Với sự góp mặt của các loại cây thuốc quý như nấm lim xanh, sâm ngọc linh, ba kích, xạ đen…các tổ chức nghiên cứu về thảo dược Việt Nam đã tạo ra hơn 1000 bài thuốc nam khác nhau. Những sản phẩm này mang lại giá trị y học và kinh tế lớn cho cộng đồng Việt Nam cũng như các nhà cung cấp.

Nấm linh chi rừng tự nhiên
Nấm linh chi rừng tự nhiên mang đến hiệu quả điều trị vượt trội

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại vẫn có hơn 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển, đã phát triển đều sử dụng thuốc từ thảo dược để bảo vệ sức khỏe. Riêng với những nước có nền nông nghiệp phát triển, có ¼ loại thuốc thống kê trong đơn đều có nguồn gốc từ thảo mộc với thành phần dược chất quý hiếm.

Đó cũng là lý do nhiều nhà khoa học quan tâm hơn đến việc tìm kiếm những hoạt chất có công dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể trong các loại thảo mộc.

Dược liệu việt nam
Việt nam là nước có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược liệu

Mỗi năm, nước ta tiêu thụ trung bình khoảng 50 nghìn tấn các loại cây thuốc khác nhau. Mục đích sử dụng dược liệu bao gồm: Chế biến thuốc trong Y Học Cổ Truyền, Xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược.

Cũng theo con số thống kê mới nhất đây, hiện tại cả nước có hơn 200 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền đi vào hoạt động chính thức. Đồng thời, có hơn 1.400 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng từ cây thuốc.

Theo như xếp hạng của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), ngành công nghiệp cây thuốc Việt Nam đang có những bước tiến gần đến mức độ 3 theo nấc thang phân loại 5 mức phát triển.

Vị trí xếp hạng này cũng đồng nghĩa với việc, nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước chỉ là loại thô, phần lớn những thành phần nguyên liệu khác vẫn phải nhập từ nước ngoài về. Về bước đầu, những cơ sở cung cấp nguồn dược liệu Việt nam uy tín cũng đã thành công trong các mục tiêu tài chính, phát triển hệ thống sản phẩm tới con người Việt Nam trong và ngoài nước.

Những nỗ lực của ngành dược liệu Việt Nam

Mục tiêu của việc phát triển mạnh những vùng trồng dược liệu đó là: Áp dụng mô hình sản xuất kết hợp với chế biến để nâng cao chất lượng. Trong đó, cầntập trung phát triển mô hình sản xuất dược liệu có sự kết hợp nhuần nhuyễn vào hài hòa giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học hiện đại.

Việc trồng dược liệu bước đầu được chú trọng để xây dựng và tiếp tục đẩy mạnh. Hiện nay các cơ sở cung cấp nguồn Dược liệu quý hiếm đều hướng tới công cuộc cung cấp đúng loại dược liệu, đảm bảo nguồn cây thuốc sạch. Với phương thức canh tác, chăm bón, thu hoạch được giám sát chặt chẽ, cây thuốc được trồng theo phương pháp tự nhiên, có thể thu hái quanh năm.

Các sản phẩm thuộc các vùng dược liệu  tuy không đẹp về mẫu mã nhưng rất an toàn vì không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật mà được sử dụng phân bón hữu cơ để bảo đảm cây sinh trưởng phát triển tốt, không làm ảnh hưởng sức khỏe người trồng và người dùng.

Cây bạc hà có thể dùng được nhiều bộ phận
Troongd cây bạc hà đem lại kinh tế cao

Không những vậy, tại nhiều cơ sở sản xuất dược liệu Việt Nam đã bắt đầu cho ra mắt những loại thuốc thuộc trình độ công nghệ sản xuất cao. Sản phẩm được điều chế từ cây thuốc đến từ các thương hiệu trong nước nhận về những đánh giá tích cực.

Bên cạnh đó để phát triển tiềm năng của dược liệu, Thủ tướng chính phủ cũng đã công bố quyết định 8 vùng trồng cây thuốc sạch Việt Nam phát triển theo hệ thống trong năm 2013. Theo quy hoạch, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc quy hoạch 8 vùng trồng dược liệu này cũng trùng khớp với cách phân chia địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái.

Tiềm năng phát triển của ngành dược liệu Việt Nam

Để có thể phát triển ngành dược liệu tại nước ta một cách bền vững thì không thể nào thiếu đi sự hỗ trợ từ cơ quan các cấp cùng với sự nhiệt huyết của đội ngũ trực tiếp canh tác.

Không những vậy, chính quyền còn triển khai thêm những gói hỗ trợ cho người dân canh tác dược liệu như: Hỗ trợ nguồn giống chất lượng với giá phải chăng, hỗ trợ vốn, tìm nguồn phân bón phù hợp, đưa ra kỹ thuật canh tác đảm bảo đạt chuẩn…

duoc lieu thai son
Bảo tồn và phát triển ngành cây thuốc, dược liệu

Hiện nay, vấn đề dược liệu tại nước ta đang “nóng” dần lên và được nhiều người quan tâm, nhằm đưa ra những giải pháp tốt nhất để thúc đẩy phát triển và duy trì bền vững điểm mạnh của ngành dược liệu.

Những nỗ lực của cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ sở trồng cây thuốc mong muốn cho đến năm 2030 Việt Nam trở thành đất nước bảo tồn được nguồn cây thuốc phong phú, cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm sạch, hạn chế việc nhập khẩu các loại dược liệu không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc, đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc phát triển ngành dược liệu cũng bắt nguồn từ xu thế phòng bệnh và chữa bệnh của con người hiện nay.

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam nói chung, các tổ chức dược liệu nói riêng dần khám phá hoàn thiện tiềm năng về nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý.

Dược Liệu Thái Sơn Facebook

Hy vọng rằng những thông tin về ngành dược liệu mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về đặc điểm của ngành dược liệu nước ta và các giải pháp phát triển đang được hướng đến. Chắc chắn rằng với sự kết hợp của các ban ngành, các cấp sẽ giúp ngành dược liệu của nước ta mở sang một trang mới, có bước phát triển vượt bậc.