Cây An Xoa từ lâu đã được giới Đông Y công nhận là một trong những dòng thảo dược “cứu tính’ của lá gan. Hầu như trong những bài thuốc điều trị bệnh về gan đều có sự xuất hiện của loại thảo dược này. Bạn đang muốn biết nhiều hơn về cây thuốc Nam này? Đồng thời bạn muốn tìm hiểu hình ảnh cây An Xoa – Đầy đủ từ cây tươi đến dạng khô để có thể nhận biết khi cần sử dụng. Tất cả những vấn đề mà bạn muốn biết đều sẽ xuất hiện trong bài viết này, bạn đừng vội bỏ qua nhé.
Hình ảnh cây An Xoa có công dụng tốt cho bệnh gan
Dựa vào hình ảnh Dược Liệu An Xoa, người dùng có thể dễ dàng phân biệt thật giả và loại tươi, khô trong lúc sử dụng.
-
Mô tả chi tiết hình ảnh cây An Xoa
Cây thuốc An Xoa thực chất là một loại thảo dược thân gỗ có chiều cao trung bình từ 1m – 3m. các nhánh của cây tỏa ra theo hình trụ. Loại cây dại này thường mọc ở trong môi trường tự nhiên nơi có điều kiện ẩm ướt quanh năm.
Kiểu lá của cây mang hình giống trái xoan với kích thước to khoảng 1 bàn tay. Viền mép của lá có dạng răng cưa và phủ đầy lông tơ trên cả 2 mặt.
Hoa An Xoa mọc đơn và có kích thước ngắn và thường xếp đôi với nhau ở bên hông lá. Hoa của cây An Xoa có màu tím đẹp mắt.
Cây An Xoa có quả giống với hình sâu nhộng và phủ đầy lông tơ. Khi chạm tay vào lớp lông mịn đó bạn sẽ bị ngứa. Quả cây An Xoa còn non sẽ có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nâu đen.
-
Đặc điểm của cây An Xoa
Mặc dù các nhà khoa học chưa nghiên cứu rõ ràng từng thành phần hóa học có trong cây An Xoa. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn tìm ra thành phần quan trọng chính có trong cây An Xoa đó là:
Hoạt chất Alcaloid với khả năng kháng ung thư, kìm hãm sự phát triển về kích thước của khối u.
Hoạt chất hóa học Flavonoid có công dụng bảo vệ tế bào gan và chống lại sự oxy hóa của các gốc tự do.
Có thể phân biệt cây An Xoa thật – giả không?
Cây An Xoa có những đặc điểm khá cơ bản để nhận biết. Tuy nhiên với những ai không quan sát kỹ thì việc nhầm lẫn cây với các loại cỏ dại cũng là điều khá dễ hiểu. Hai loại cây dại dễ nhầm lẫn với cây An Xoa nhất là: Cây Tổ Kén Tròn và Cây Dó Mốc.
Vì những loại cây khác không có công dụng trị bệnh như cây An Xoa nên khi lựa chọn bạn cần quan sát kỹ lưỡng.
Đặc điểm bên ngoài của cây Dó Mốc sẽ nhỏ và có độ cứng cao hơn cây An Xoa. Cây Dó Mốc có quả ở hình dạng tròn, lá cây cứng và thon dài, viền lá không có răng cưa.
Đặc điểm bên ngoài của cây Tổ Kén Tròn sẽ có tỷ lệ giống cây An Xoa cao hơn so với cây Dó Mốc. Thân của cây Tổ Kén tròn lớn hơn cây An Xoa tím. Hình dáng lá của cây lớn và nhọn giống như mũi tên. Phần quả của cây có dạng tròn và mọc thành chùm, hoa kích thước lớn và có màu đỏ.
Nhận biết cây An Xoa tươi và khô thật – giả
-
Cách nhận biết cây An Xoa tươi
Cây An Xoa khi còn tươi có hình dáng lá thuôn nhọn với phần gân nổi bên dưới mặt lá. Thân cây An Xoa nhỏ và các cành mọc thành hình trụ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây An Xoa chính là những quả nhỏ thuôn dài có phủ lớp lông tơ mịn.
Cây An Xoa tươi sẽ có những bông hoa nhỏ màu tím, trái An Xoa già đang dần chuyển sang màu nâu đen. Cây An Xoa tươi vẫn sẽ có mùi vị ngọt nhẹ, thơm thoang thoảng dễ uống. Tuy nhiên uống nước cây An Xoa tươi sẽ dễ bị ngứa rát cổ họng do lớp lông tơ chưa được loại bỏ.
-
Nhận biết cây An Xoa đã phơi khô
Khi cây An Xoa đã được phơi khô thì việc nhận biết thật – giả sẽ có phần khó khăn hơn. Vì thế, để nhận biết cây An Xoa thật sau khi đã phơi khô, cách đơn giản nhất là cho 1 chút lá cây vào miệng nhai thử. Nếu như lá cây tiết ra chất nhớt thì đúng là An Xoa thật.
Cây An Xoa xuất hiện nhiều ở đâu?
Mặc dù cây An Xoa là thảo dược tự nhiên và rất thích môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên không phải bất cứ nơi nào có độ ẩm cao thì cây đều sẽ mọc. Nơi cây An Xoa thường mọc nhất là:
- Trong những khu rừng ẩm thưa, có nhiều ánh sáng và cây thường sẽ mọc dưới những tán cây lớn.
- Cây mọc nhiều ở đồi cỏ, bãi hoang, trên các sườn núi, sườn đồi.
- Cây mọc nhiều tại các ven suối thoáng mát với điều kiện đất ẩm ướt quanh năm.
- Cây ưa sinh trưởng và phát triển trên đất xám.
Loài cây này thông thường sẽ mọc từ độ cao thấp đến khoảng 1.500m. cây An Xoa có thể ra hoa và kết trái quanh năm vì thế, thời điểm thu hoạch cây cũng diễn ra suốt các tháng.
Tại Việt Nam cây An Xoa xuất hiện và trồng nhiều ở những nơi như: Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, Điện Biên, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng…
Hướng dẫn sử dụng cây An Xoa mang lại hiệu quả cao nhất
Cây An Xoa có phương pháp sử dụng không mấy phức tạp, Hiện tại loại thảo dược này được lựa chọn chế biến theo cách sắc nước uống để giữ trọn vẹn dược chất và không mất nhiều thời gian của người bệnh.
-
Cần sơ chế cây An Xoa trước khi sử dụng
Mọi bộ phận của cây An Xoa đều có thể làm sạch, sơ chế và dùng để sắc thuốc uống. Sau khi thu hoạch cây An Xoa về, việc đầu tiên bạn cần làm đó là chia thân cây thành từng phần nhỏ, ngắt cành thành những lá đơn.
Tất cả sau khi được làm nhỏ thì mang rửa sạch, phơi khô và sao vàng, hạ thổ. Cây An Xoa tốt nhất nên được phơi dưới 4 nắng và sao vàng trong 30 phút, hạ thổ đến khi thuốc hết hơi nóng thì cho vào túi, buộc kín để dùng dần.
Hoa An Xoa không phải là một bộ phận lý tưởng để có thể sử dụng để điều trị bệnh. Vì trên bề mặt hoa có chứa rất nhiều lông tơ mịn nên việc sao vàng hạ thổ cũng không loại bỏ được hoàn toàn. Điều này khiến cho việc sử dụng hoa cây An Xoa sẽ gây khó chịu nơi cổ họng của bệnh nhân.
-
Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cây An Xoa
Bạn bắc chảo hoặc nồi bằng đất hay gang lên trên bếp lửa. Khi bề mặt đáy nồi bắt đầu nóng đều thì bạn cho cây An Xoa đã phơi khô vào để đảo cùng. Nhiệt độ lúc này nên để vừa phải và liên tục đảo đều tay để cây thuốc không bị cháy.
Khi toàn bộ thảo dược trong chảo chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì bạn có thể tắt bếp. Bạn tiếp tục đổ cây An Xoa đã sao vàng ra nền đất để hạ thổ cho đến khi thuốc nguội hẳn. Lúc này bạn có thể dùng thuốc để sắc nước uống.
-
Hướng dẫn cách nấu, sắc nước cây An Xoa
Nếu theo đúng các bài thuốc của thầy Đông Y chia sẻ, cây An Xoa sẽ sắc cùng với nước và không cho thêm bất cứ loại dược liệu đi kèm nào. Đối với người muốn phòng bệnh gan hay lần đầu tiên sử dụng thì trong vòng 1 tuần đầu chỉ nên dùng mỗi ngày 100g cây An Xoa để sắc thành nước uống.
Trong khi sắc nước thuốc cây An Xoa, bạn lưu ý để ở lửa nhỏ cho đến khi 1 lít nước cô cạn còn khoảng 700ml thì rót ra bình để bệnh nhân uống dần trong ngày.
Sau khi cơ thể đã dần quen với các thành phần có bên trong thuốc An Xoa. Người bệnh có thể dùng liều lượng tăng lên khoảng 150g cây An Xoa khô mỗi ngày. Lượng nước để sắc thuốc lúc này sẽ là 1,5 lít.
-
Uống cây An Xoa đúng cách
Cây An Xoa tím có vị ngọt thanh cùng hương thơm nhẹ rất dễ uống. Người bệnh sẽ không cảm thấy quá khó chịu khi dùng loại thuốc này. Tuy nhiên để thuốc phát huy tốt nhất công dụng của nó thì bạn vẫn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Hạn chế dùng quả của cây để tránh gây ngứa rát nơi cổ họng.
- Lá của cây An Xoa sẽ có vị đắng hơn so với thân cây nên tỷ lệ giữa 2 bộ phận này khi nấu nên là 3 phần lá, 7 phần thân để dễ uống hơn.
- Trong một số tình trạng bệnh nhất định, có thể kết hợp cây An Xoa với những vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể là những loại thảo dược như: Nấm Lim Xanh, lá Mãng Cầu Xiêm, Xáo Tam Phân, rễ cây Mật Nhân.
- Trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú không phải đối tượng phù hợp để sử dụng thuốc từ cây An Xoa.
- Vì cây An Xoa là thuốc Nam nên thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì sử dụng theo đúng liều lượng thuốc được kê toa.
- Không uống nước cây An Xoa đã để qua đêm.
- Không sử dụng dụng cụ kim loại để nấu nước An Xoa, vì có thể làm thành phần dược chất bên trong bị biến đổi.
- Thời điểm uống nước cây An Xoa quyết định đến hiệu quả mà nó mang đến cho người dùng. Cây An Xoa có thể sử dụng song song với tân dược để bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên thời gian sử dụng 2 loại thuốc này cần cách nhau ít nhất 30 phút.
Dùng cây An Xoa bao nhiêu lâu mới có hiệu quả?
Cũng giống như những loại dược liệu Đông Y khác. Cây An Xoa cần có thời gian để phát huy công dụng của nó với sức khỏe người bệnh. Cây có công dụng triệt để đến một số căn bệnh nhưng theo cơ chế phục hồi tổn thương nên cần thời gian lâu dài.
Bệnh nhân sẽ thật sự cảm nhận được những thay đổi đầu tiên trong bệnh tình của mình sau khoảng 4 tuần sử dụng đều đặn thuốc cây An Xoa. Những biểu hiện tích cực đầu tiên mà bệnh nhân sẽ cảm nhận được đó là:
- Tinh thần phấn chấn hơn.
- Cảm giác ăn uống ngon miệng.
- Da dẻ hồng hào, tươi tắn hơn.
Tìm hiểu những tác dụng phụ của cây An Xoa
Cây An Xoa lành tính và mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, loại dược liệu lành tính này vẫn có thể tồn tại những tác dụng phụ làm bệnh nhân cảm thấy có chút khó chịu.
Những phản ứng bệnh nhân thường gặp phải trong vài ngày đầu uống cây An Xoa đó là: Bụng cồn cào, chướng bụng và đi ngoài phân lỏng sệt.
Nguyên nhân là do loại thảo dược này đang kích thích và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy mà các chất độc trong cơ thể sẽ được tống khứ ra bên ngoài để bắt đầu giai đoạn phục hồi tổn thương và cải thiện các chức năng bị suy giảm.
Tuy nhiên nếu những triệu chứng khó chịu này kéo dài nhiều ngày liên tiếp thì rất có thể bệnh nhân đang bị ngộ độc với thành phần có trong thảo dược. Hoặc cũng có thể là do liều lượng thuốc An Xoa bệnh nhân dùng chưa thật sự phù hợp. Khi gặp phải những trường hợp này, điều mà bệnh nhân cần làm là liên hệ đến thầy thuốc, bác sĩ để được nghe tư vấn và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Giá cây An Xoa chính hãng hiện nay bao nhiêu?
Do nhu cầu của người dùng cây An Xoa ngày càng tăng cao nên giá bán sản phẩm cũng có sự chênh lệch giữa những địa điểm cung cấp. Đây cũng là vấn đề nói lên chất lượng của cây thảo dược An Xoa trên thị trường không có sự đồng đều. Khách hàng khi mua sản phẩm nếu không cẩn thận rất có thể sẽ gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”.
Hiện tại giá bán cây An Xoa khô trên thị trường dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Khi muốn mua được thảo dược An Xoa chất lượng thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không mua thảo dược tại những địa chỉ cung cấp không rõ nguồn gốc, địa chỉ và tên thương hiệu thiếu minh bạch.
- Phải kiểm tra kỹ hàng để đảm bảo không mua nhầm cây An Xoa giả.
- Cây An Xoa phải được đóng gói kỹ lưỡng, có mùi thơm và không bị ẩm mốc.
- Cây An Xoa là thuốc chữa bệnh nhưng bệnh nhân không được tự ý điều trị Tây y để sử dụng cây An Xoa tại nhà.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về cây An Xoa và hình ảnh cây tươi cho đến dạng phơi khô. Mong rằng bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm thông tin để nhận dạng cây An Xoa cách chính xác nhằm tránh mua nhầm hàng kém chất lượng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.