Hoa đậu biếc – Loài hoa dại mọc ở hàng rào hay “thần dược”

Nếu như trước đây đậu biếc chỉ được biết đến như loại cây mọc hoang thì nhiều năm gần đây loại cây này bắt đầu được sử dụng nhiều. Không chỉ phơi khô dùng làm các món ăn hay pha trà mà còn sử dụng như bài thuốc với nhiều tác dụng thần kỳ. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hoa đậu biếc và sự thật bất ngờ về tác dụng đậu biếc nhé.

Hoa đậu biếc
Tìm hiểu hoa đậu biếc – Loài hoa dại mọc ở hàng rào hay “thần dược”

Tìm hiểu về cây hoa đậu biếc

Có thể bạn chưa biết cây hoa đậu biếc là loại cây thân thảo, leo thuộc chi đậu biếc, họ Đậu, mọc nhiều ở khu vực nhiệt đới. Trong đó có các nước Đông Nam Á như Việt Nam, ngoài mọc hoang, người dân còn trồng loài cây này ở bờ rào để lấy quả.

Ở cây đậu biếc, quả được dùng để ăn, rễ và hạt có dược tính cao nên được dùng giống như các vị thuốc chữa bệnh. Nhiều năm gần đây, hoa đậu biếc cũng bắt đầu được khai thác và sử dụng với nhiều công dụng.

8 Công dụng của hoa đậu biếc

1. Bổ thần kinh

Theo nghiên cứu, hoa đậu biếc có chứa proanthocyanidin – một chất thường được khoa học sử dụng để điều trị bệnh về não. Proanthocyanidin có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, cải thiện chứng đãng trí, hay quên và suy giảm trí nhớ ở người già.

Sử dụng trà hoa đậu biếc còn giúp người dùng giảm lo âu, căng thẳng, sảng khoái tinh thần và ngăn ngừa chứng trầm cảm.

2. Kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc cơ thể

Trong hoa đậu biếc có nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả nhưng đứng đầu vẫn phải kể đến clioxide. Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu diệt và đẩy lùi nhiều loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể thông qua các vết thương hở ngoài da.

Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, với các vết thương ngoài da, bạn chỉ cần dùng hoa đậu biếc nấu nước rửa và khử trùng vết thương. Không chỉ kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn giúp vết thương nhanh phục hồi.

3. Bảo vệ tim mạch

Bên cạnh công dụng bổ thần kinh, hoa đậu biếc còn được biết đến với tác dụng bảo vệ tim mạch. Cụ thể, thành phần hóa học của hoa đậu biếc tham gia quá trình bảo vệ thành động mạch, ngăn ngừa các bệnh về mạch máu như xơ vữa động mạch.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Chủ yếu là nhờ vào hoạt chất anthocyanin hay còn gọi là chất tạo màu xanh của hoa đậu biếc giúp cơ thể sản sinh, tăng lượng cytokine. Từ đó giúp tạo ra một tấm giáp bảo vệ gen cơ thể tránh các tổn thương từ bên ngoài.

Trà hoa đậu biếc phơi khô
Trà hoa đậu biếc phơi khô được sử dụng như những bài thuốc bổ

5. Trị cảm sốt, tiêu sưng họng

Nếu bạn mắc bệnh cảm sốt hay đau họng mà không muốn làm bạn với kháng sinh thì có thể tìm đến hoa đậu biếc. Để tăng hiệu quả, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp thêm rễ của cây đậu biếc cho bài thuốc của mình.

Các dưỡng chất trong hoa đậu biếc giúp kháng khuẩn, hạ sốt và tiêu sưng ở họng.

6. Điều trị đái tháo đường

Nhờ vào công dụng bổ sung insulin cho cơ thể, hoa đậu biếc được sử dụng để duy trì lượng đường trong cơ thể, giúp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân đái tháo đường.

7. Chăm sóc da, ngăn ngừa lão hóa

Công dụng ít biết của hoa đậu biếc là sử dụng thay cho mỹ phẩm chăm sóc da và ngăn ngừa lão hóa. Thực chất là do trong loại hoa này có chứa chất Blue – Proanthocyanidin có tác dụng làm đẹp da hơn cả các vitamin C hay E.

8. Đốt cháy mỡ thừa

Sử dụng các món ăn hay trà từ hoa đậu biếc còn giúp đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng và giữ vóc dáng thon thả. Đó là nhờ vào hoạt chất anthocyanin có trong hoa ngăn cản quá trình tổng hợp lipid.

Công dụng trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc mang lại nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe người dùng

Uống trà hoa đậu biếc đúng cách

  • Không nên pha trà với nước nguội hoặc quá nóng

Thông thường, theo thói quen mọi người sẽ đun sôi nước pha chế trà ngay. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm vì 75 – 90˚C là nhiệt độ hợp lý cho việc pha trà đậu biếc.

Không chỉ riêng loại trà này mà bất kì loại trà nào cũng vậy. Bạn nên chú đến nhiệt độ của nước pha trà sao cho hợp lý. Vì khi nước pha trà quá nóng sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Hơn nữa, sử dụng nước quá nóng sẽ gây ra các tác hại ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn.

Ngược lại, nước quá nguội thì sẽ không thể làm tinh chất của trà tiết ra được. Như vậy, ly trà sẽ nhạt, không có hương vị gì. Hơn nữa, uống trà lạnh sẽ kêu gọi đờm đến.

  • Không nên sử dụng trà đã hãm quá lâu

Không chỉ với trà hoa đậu biếc mà với bất kỳ loại trà nào cũng nên uống ngay sau khi pha chế để có thể cảm nhận hương vị thơm ngon. Trà để càng lâu nước càng đậm hơn, dần mất đi vị ngon của trà.

Lý do trà để càng lâu càng không ngon vì để lâu trà sẽ bị oxi hóa. Hiện tượng này làm mất đi hương vị sẵn có mà trà mang lại. Hơn nữa, trà để lâu vi khuẩn cũng dần hình thành, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  • Không nên uống trà quá nhiều trong ngày

Như chúng ta cũng biết, sử dụng gì cũng cần sự vừa phải, không nên lạm dụng nó. Sử dụng quá nhiều một cái sẽ gây tác hại tới chính chúng ta.

Mặc dù uống trà hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để không bị phản tác dụng, tốt nhất trong một ngày bạn chỉ nên uống khoảng 1 – 2 tách trà.

Bên cạnh đó, dù trà đậu biếc có tính lợi tiểu nhưng nếu uống quá mức sẽ khiến bạn đi tiểu quá nhiều, thậm chí dẫn đến tiểu đêm. Như vậy ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe của bạn.

Mặc dù hoa đậu biếc có nhiều công dụng thần kỳ nhưng mỗi người cũng phải học cách sử dụng loại hoa này đúng cách để không gây ra tác dụng phụ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và trẻ trung với các sản phẩm, món ăn và bài thuốc từ đậu biếc!