Giải Đáp Thắc Mắc: Lá Bồ Công Anh Có Ăn Được Không?

Lá bồ công anh là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Loại thảo dược này rất có lợi cho sức khỏe và chữa trị được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, không ít người lại thắc mắc rằng liệu ngoài làm thuốc ra thì lá bồ công anh có ăn được không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung sau.

Khi sử dụng bồ công anh để điều trị bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề
Lá bồ công anh là loại thảo dược quen thuộc tại Việt Nam

Lá bồ công anh có ăn được không?

Lá bồ công anh chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như: vitamin, protein, sắt, nước, khoáng chất, …. Những thành phần này đều rất tốt cho sức khỏe và có thể điều trị được nhiều căn bệnh khác nhau nếu được sử dụng đúng cách như: Thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, trị mất ngủ, giải độc gan, lợi sữa, chữa tắc tia sữa, dưỡng da, bổ máu….

cây thuốc bồ công anh chữa bệnh
Đây là dược liệu quý, có nhiều tác dụng chữa bệnh

Loại lá này hoàn toàn lành tính và có thể ăn được. Người ta thường chế biến lá bồ công anh thành các món ăn hàng ngày hoặc dùng làm trà để uống bồi bổ sức khỏe.

Chế biến lá bồ công anh như thế nào?

Có hai loại lá bồ công anh thường được sử dụng là lá bồ công anh tươi và lá bồ công anh khô. Mỗi loại lá sẽ có cách chế biến khác nhau.

1. Lá bồ công anh tươi

Lá bồ công anh tươi thường được chế biến thành những món ăn cho gia đình như:

1.1. Lá bồ công anh xào tỏi

Đây là món ăn dân dã rất dễ thực hiện. Lá bồ công ăn sau khi làm sạch chỉ cần xào với tỏi thơm rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Bồ công anh khá mềm nên chỉ cần xào khoảng 3 phút đến 5 phút là được. Nếu xào quá lâu dưỡng chất trong lá sẽ bị mất đi.

Trước khi dùng, cho thêm ít chanh vào và trộn đều là bạn đã có một đĩa bồ công anh xào tỏi thơm ngon, chuẩn vị.

Lá bồ công anh có thể chế biến thành nhiều món ngon
Lá bồ công anh có thể chế biến thành nhiều món ngon

1.2. Lá bồ công anh luộc

Những lá bồ công anh có kích cỡ to và khá già thường sẽ thích hợp với món luộc hơn. Cách luộc lá bồ công anh tương tự với những loại rau khác. Tuy nhiên, nếu lá bồ công anh đã quá già sẽ khá đắng nên bạn cần luộc thêm một lần nữa. Theo đó, lần thứ nhất bạn chỉ cần thả vào nồi nước đang sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo. Ở lần hai, cũng thực hiện tương tự với phần nước vừa luộc là được.

1.3. Nước sốt lá bồ công anh

Lá bồ công anh kết hợp với lá ngò là công thức làm nước sốt tuyệt vời. Đây đều là 2 nguyên liệu có khả năng chống oxy hóa tốt. Nước ốt bồ công anh vừa có vị thơm ngon đặc trưng đều có thể giải độc, bảo vệ sức khỏe hữu hiệu.

1.4. Salad lá bồ công anh

Với vị đắng đặc biệt, lá bồ công anh có thể trộn với nhiều nguyên liệu khác để chế biến thành món salad thơm ngon. Bông cải xanh là một trong những nguyên liệu giàu dưỡng chất và rất phù hợp cho món salad bồ công anh. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm dầu mè, cà chua, …

2. Lá bồ công anh khô

Lá bồ công anh khô thường được chế biến thành trà. Trà bồ công anh thường phải chọn những lá còn non và hái vào lúc còn sương sớm. Lá bồ công anh sau khi rửa sạch sẽ được mang đi hãm (cách thực hiện tương tự với lá chè). Để đơn giản, bạn có thể phơi khô lá bồ công anh dưới ánh nắng mặt trời là được.

Hình ảnh dược liệu bồ công anh sấy khô
Ngoài làm thuốc, lá bồ công anh khô còn được dùng như một loại trà

Ngoài lá, những bộ phận khác của bồ công anh như hoa, cành, … đều có thể sao thành trà. Trà bồ công anh rất tốt cho sức khỏe, thường được người lớn tuổi rất yêu thích.

Chỉ với những cách chế biến đơn giản, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dược liệu bồ công anh để làm phong phú bữa cơm gia đình. Trà và những món ngon từ lá bồ công anh rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng lá bồ công anh với liều lượng thích hợp và không được làm dụng nhé.