Cây sài đất hay còn được biết với cái tên cây cúc dại, cây húng trám. Đây là loại cây mọc dại rất nhiều ở ven đường vùng nông thôn nước ta. Thế nhưng ít ai biết loại cỏ này lại mang đến rất nhiều công dụng trị bệnh vô cùng hiệu quả. Phổ biến nhất là trị rôm sảy trẻ em, trị mụn, giải độc tiêu viêm chỉ trong thời gian ngắn. Vậy liều lượng dùng và cách sử dụng cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua bài viết dưới đây.
Làm thế nào để nhận biết cây sài đất?
Làm thế nào để nhận biết chính xác cây sài đất là thắc mắc của nhiều người. Bởi chỉ khi sử dụng đúng loại thảo dược, đúng bệnh thì mới nhận được kết quả chữa trị đúng như mong muốn của người dùng. Để chắc chắn điều này, bạn cần phải nắm rõ đặc tính sinh sống và đặc điểm bên ngoài của cây.
Đặc tính sinh trưởng, phát triển
Sài đất là loại cây thuộc họ Cúc, ưa ẩm nên mọc hoang thành bụi lớn, nhiều tại các vùng đất ẩm. Ở các vùng nông thôn nước ta, nhất là vào mùa mưa bạn rất dễ bắt gặp loại cây này mọc như cỏ dại hai bên đường hay bờ ruộng.
Đặc điểm bên ngoài của cây sài đất
Một số đặc điểm nhận dạng của cây sài đất bạn nên lưu lại:
- Là cây thân thảo, mọc bò lan rộng trên khoảng đất rộng, có cây dài đến 40cm
- Thân cây màu xanh, được bao phủ một lớp lông trắng xung quanh thân
- Lá hình bầu dục, có lông cả mặt dưới và mặt trên, mép lá hình răng cưa to
- Hoa nhiều cánh, có màu vàng tươi
- Có cây có quả nhẵn, nhỏ
- Tính mát, vị hơi chua và đắng nhẹ
Vì mọc lan ra như cỏ dại nên rất nhiều người nhầm lẫn loại cây này với cây lỗ địa cúc hay sài đất giả. Đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất là căn cứ vào màu hoa, thay vì có màu vàng tươi như sài đất thì 2 loại cây kia có hoa màu vàng nhạt, lá ngắn hơn.
Thành phần hóa học của cây sài đất
Theo nghiên cứu từ y học, cây sài đất có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho việc trị bệnh.
Cụ thể, dịch ép của sài đất chứa dầu hòa tan, hợp chất béo, Phytosteron, caroten, chlorophylle. Nhựa cây chứa đường, tanin, mucin, saponin, pectin,… còn lá chứa chất wedelolacton, muối và nhiều chất vô cơ có lợi khác.
Công dụng và cách sử dụng cây sài đất
Cây sài đất sau khi thu hái thì các bộ phận bao gồm rễ, thân, lá đều được sử dụng làm thảo dược chữa bệnh ở dạng tươi hoặc dạng khô. Với dạng khô, người dùng cần bảo quản nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc và nên mua tại các cơ sở sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng.
Một số công dụng thần kỳ của cây sài đất được biết đến là:
1. Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nhiều mẹ bỉm sữa phải đau đầu vì bé nhà mình hay bị rôm sảy gây ra tình trạng ngứa, khó chịu, bé quấy khóc. Nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy thủ ngay một gói sài đất khô trong nhà hoặc tốt hơn có thể tìm sài đất tươi xung quanh nơi mình ở để sử dụng.
Cách dùng như sau:
- Lấy một nắm thuốc, bỏ rễ rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo hoặc 50g sài đất khô nếu không có cây tươi
- Nấu nước tắm cho bé, khi tắm có thể lấy bã sài đất sát nhẹ lên vùng rôm sảy
- Tắm lại bằng nước sạch
- Nên tắm 1 tuần 2 đến 3 lần để có được tác dụng tốt nhất
Với bé bị rôm sảy nặng, nổi thành từng đám, mẹ lấy khoảng 100g sài đất giã nát cùng ít muối ăn pha cùng 100ml nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống ngày 2 lần cho bé. Đồng thời dùng bã đắp lên vùng rôm sảy khoảng 30 phút.
Trường hợp dùng sài đất khô, bạn sắc khoảng 50g sài đất với 500ml nước đun sôi cho đến khi cạn chỉ còn một nửa hoặc 200ml thì dừng. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
2. Trị mụn, tiêu viêm
Chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sài đất còn được sử dụng để trị các loại mụn ngoài da hiệu quả. Bao gồm cả mụn viêm, mụn ngứa, mụn đầu đinh, mụn lở,…
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn lấy khoảng 20 đến 30g sài đất có cả thân và lá, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn hay lở ngứa khoảng 20 đến 30 phút. Tuy nhiên, không nên dùng cho mụn có mủ.
Với tình trạng mụn nghiêm trọng và nặng hơn, bạn nên đến thăm khám và nhận thêm hướng dẫn từ các cơ sở Đông y để đạt hiệu quả tốt hơn
3. Giải độc gan
Giải độc gan cũng là một trong những công dụng thần kỳ của cây sài đất được khá nhiều người biết đến. Cách dùng như sau:
- Dùng 200 đến 300g sài đất tươi rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo
- Ăn sống thay thế rau trong bữa ăn
- Với sài đất khô, dùng khoảng 100g sắc nước uống như nước trà hàng ngày
Ngoài 3 tác dụng kể trên, đây còn là vị thuốc kết hợp trong nhiều bài thuốc Đông y chưa bách bệnh, như:
- Trị bệnh viêm chân răng
- Điều trị viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, ho gà
- Hạ huyết áp
- Điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang
- Chữa sưng viêm tuyến vú
- Điều trị bệnh sốt xuất huyết
- Trị viêm cơ, đau nhức xương khớp
- …
Để đạt được hiệu quả mong muốn, bạn phải dùng đúng lượng, đúng bài thuốc và sử dụng kiên trì.
Bạn có thể mua cây sài đất ở đâu?
Với những người dân sống ở thành phố thì tìm kiếm cây sài đất tươi trị bệnh không phải việc dễ dàng. Vì vậy mà nhiều cơ sở sản xuất và cung cấp dược liệu hiện nay như Thái Sơn đã giúp họ giải quyết vấn đề này.
Đáp ứng nhu cầu và tâm lý sử dụng của hầu hết khách hàng, Thái Sơn cung cấp sài đất có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm sạch sẽ, đảm bảo giữ nguyên dược chất. Đặc biệt, với giá cả phải chăng và chất lượng hoàn hảo, bạn không cần phải lo về công dụng của loại cây này khi sử dụng trị bệnh.
Chính sách bán hàng tại Dược Liệu Thái Sơn
- Trước khi giao tới tận tay khách hàng sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt, kĩ lưỡng.
- Không sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Quá trình chế biến đúng theo tiêu chuẩn, đảm bảo dược chất không bị mất đi.
- Phát hiện hàng giả, không đúng sản phẩm bồi thường gấp 10 lần giá trị đơn hàng.
- Chuyển phát toàn quốc từ 1 – 5 ngày, nhận hàng kiểm tra mới thanh toán.