Uống Cây An Xoa Kiêng Ăn Gì? Cách Dùng cây An Xoa Hiệu Quả

Nếu như bạn có tìm hiểu về các cây thuốc Nam, bạn sẽ nhận thấy rằng nó luôn mang lại hiệu quả trị bệnh triệt để. Đồng thời cây thuốc Nam thường sẽ có thành phần lành tính và ít gây ra tác dụng phụ cho người dùng, có thể kết hợp với phương pháp điều trị Tây Y. Một trong những loại thảo dược trị bệnh hiệu quả, lành tính hàng đầu không thể kể thiếu là cây An Xoa. Tuy nhiên để loại thuốc này phát huy tối đa công dụng thì việc kiêng cữ là điều không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn biết uống cây An Xoa kiêng ăn gì? Vì sao? Bạn đừng vội vàng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cây An Xoa là thảo dược lành tính với công dụng tuyệt vời cho người mắc bệnh về gan
Cây An Xoa là thảo dược lành tính với công dụng tuyệt vời cho người mắc bệnh về gan

Vài nét về thảo dược An Xoa

Loài cây này thuộc họ thân gỗ, có chiều cao trùng bình từ 1m – 3m và sống được trong nhiều năm. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây thuốc là toàn bộ cây phủ lông tơ trắng xóa, hoa có màu tím kích thước nhỏ.

Loài cây này ưa sống trong môi trường ẩm ướt quanh năm nên ngoài tự nhiên bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây tại ven sông, suối hay dưới tán cây trong rừng.

Tất cả các bộ phận của cây An Xoa đều có thể được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên để duy trì hiệu suất thu hoạch cây cung ứng cho thị trường dược liệu, phần rễ của cây sẽ được giữ lại. Cụ thể những bộ phận dùng làm thuốc phổ biến nhất của cây An Xoa là: Thân, cành, lá.

An Xoa là thảo dược tính hàn, vị ngọt nhẹ, lá có chút vị đắng, hương thơm không quá nồng. Không chỉ trong Đông Y, các nhà khoa học của Tây Y cũng đã tìm ra những thành phần dược chất có lợi trong cây thuốc. Dược liệu An Xoa thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về gan, ổn định huyết áp, chữa chứng mất ngủ, suy giảm sức khỏe…

Hình ảnh lá cây an xoa
Thảo dược An Xoa đang được nhiều bệnh nhân tin dùng để chữa bệnh về gan

Uống cây An Xoa cần kiêng ăn gì?

Cây An Xoa đã được nghiên cứu và khẳng định không chứa độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên trong suốt quá trình sử dụng, nếu muốn cây thuốc phát huy hết công dụng của nó và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn do các thành phần dược chất tác động qua lại. Những món ăn người bệnh nên kiêng trong thời gian uống thuốc An Xoa là: Đồ chiên nhiều dầu mỡ, lượng đạm lớn từ động vật, mỡ và nội tạng động vật, các loại thức uống kích thích, rau dền, trái sung, các loại trà thảo mộc. cua đồng, sữa…

Cá biển có nhiều đạm và thủy ngân không phải là thực phẩm tốt cho người đang uống thuốc An Xoa
Cá biển có nhiều đạm và thủy ngân không phải là thực phẩm tốt cho người đang uống thuốc An Xoa

Tại sao uống cây An Xoa bắt buộc phải ăn kiêng?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng tại sao cây An Xoa không chứa độc tố nhưng vẫn phải ăn kiêng? Vì cơ bản, sử dụng thuốc Nam trong điều trị bệnh cần mất nhiều thời gian hơn để cơ thể tập làm quen, chấp nhận các dược chất và dần hồi phục thể trạng, cải thiện tổn thương.

Vì thế thời gian điều trị bệnh bằng cây thuốc Nam sẽ mang tính lâu dài và yêu cầu sự đều đặn. Các dược chất có trong cây An Xoa sẽ không còn toàn vẹn nếu trong suốt quá trình tác động vào cơ thể đều bị các chất “xung khắc” cản trở. Vì thế, để thuốc phát huy công dụng, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Cây An Xoa có công dụng giải độc, thanh nhiệt và loại bỏ độc tố có hại cho cơ thể ra bên ngoài. Vì thế, nếu muốn cơ chế này của cây thuốc không bị ảnh hưởng thì người bệnh cần kiêng ăn: Sò, ngao, cá biển, lòng trắng trứng, nhộng. Đây là những loại thức ăn có nguy cơ dị ứng cao và giảm tác dụng của thuốc.

Trong cây An Xoa có thành phần giúp cải thiện tinh thần, ngủ ngon và giảm căng thẳng cho bệnh nhân. Vì thế trong suốt quá trình dùng thuốc bạn cần chú ý tránh ăn những món có tính kích thích thần kinh như: Thịt chó, ớt, hạt tiêu, rượu. Những dòng thực phẩm này khiến lượng nhiệt xấu trong cơ thể tăng cao, không thoát được ra bên ngoài.

Rượu ngâm cây anh túc
An Xoa giúp giải độc gan nên không thể dùng rượu trong lúc uống loại thảo dược này

Cây An Xoa là thảo dược có tính hàn, vì vậy để thuốc mang lại công dụng tốt nhất thì không nên bổ sung thêm thức ăn tanh, lạnh như: Thịt trâu, ba ba, cua, ốc, rau dền, mồng tơi, rau sống.

Trong thời gian sử dụng cây An Xoa để điều trị bệnh. Bạn càng không nên dùng sữa, cà phê, trà xanh hay các loại trà thảo mộc. Vì trong thuốc có nhiều thành phần hóa học khác nhau. Nếu như để những chất trong cây thuốc gặp và tác động qua lại với trà, cà phê dễ tạo thành những phức hợp chất hóa học mới. Từ đó cản trở cơ thể hấp thụ dược chất của thuốc và giảm công dụng của thuốc với tình trạng bệnh.

Hướng dẫn cách dùng cây An Xoa hiệu quả

Có nên uống cây An Xoa vào sáng sớm không?

Cây An Xoa được sắc thuốc hoặc hãm như nước trà dùng để uống hàng ngày, vừa giúp điều trị bệnh vừa nâng cao sức khỏe. Thành phần thuốc trong cây An Xoa lành tính nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể cho bệnh nhân tùy ý uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Buổi sáng khi mới thức dậy, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng sau 1 đêm dài và bụng bệnh nhân đang trống rỗng, thậm chí là đói. Lúc này không phải là thời điểm lý tưởng để uống nước cây thuốc An Xoa. Thời điểm tốt nhất để uống nước An Xoa là sau khi ăn sáng 30 phút. Nước An Xoa uống ấm sẽ tốt hơn là uống lạnh, vì đặc tính của loại thuốc này khá mát, nếu uống lạnh sẽ rất dễ gây chướng bụng, tiêu chảy.

An xoa hoa tím
Cây An Xoa không nên uống vào sáng sớm khi bụng đói vì dễ gây cồn cào bụng

Pha cây thuốc An Xoa như thế nào?

  • Để pha nước thuốc từ thảo dược An Xoa, đầu tiên bạn cần làm sạch lớp lông tơ của cây để không gây ngứa rát cổ họng.
  • Cây An Xoa cần sao vàng hạ thổ trước khi đun nước để mang lại tác dụng cao nhất.
  • Không đun nấu nước thuốc An Xoa không dụng cụ kim loại, sắc thuốc bằng ấm sứ, ấm đất hay nồi gang là tốt nhất.
  • Nếu sắc thuốc, chỉ nên đun ở lửa nhỏ cho đến khi nước cạn đi 1/5 thì có thể tắt bếp và chắt ra bình để dùng dần
  • Nếu hãm cây An Xoa như nước trà, sau đợt nước đầu tiên người bệnh có thể cho thêm nước sôi vào từ 2 – 3 lần nữa, uống đến khi nước nhạt vị thì bỏ bã.
  • Với những người có địa hàn, dễ bị lạnh bụng có thể kết hợp vài lát gừng tươi vào nước uống An Xoa để điều hòa bài thuốc.
  • Trong trường hợp điều trị bệnh cụ thể, bạn có thể kết hợp với: Cà Gai Leo, Xạ Đen, rễ Mật Nhân, Nấm Lim Xanh…theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Uống cây thuốc An Xoa thế nào mới đúng?

Để bệnh tình nhanh chóng có chuyển biến tích cực, hạn chế tác dụng phụ. Bệnh nhân cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Cây thuốc An Xoa không nên uống sau khi đã để qua đêm. Cho dù phần nước có thẻ trong tủ lạnh thì các dược chất bên trong cũng đã bị biến đổi phần nào, nước ôi thiu nên không tốt cho người bệnh.
  • Thời điểm uống nước cây An Xoa và thuốc Tây nên cách nhau ít nhất là 30 phút.
  • Không tự ý tăng liều lượng thuốc khi chưa hỏi qua ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc.
  • Cây An Xoa được chế biến theo hình thức hãm trà và sắc thuốc uống.
Cây an xoa trị ung thư gan
Bệnh nhân không được tự ý tăng liều lượng cây thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ

Chúng tôi hy vọng với những gì mình chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về việc sử dụng cây thuốc An Xoa cần kiêng những gì. Bạn đừng quên lưu lại lượng thông tin này để áp dụng khi cần thiết nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.