Cây chó đẻ răng cưa nghe có vẻ mới lạ với những ai sống ở thành thị, tuy nhiên, loài cây này lại rất quen thuộc ở các vùng nông thôn Việt Nam. Loài cây này có nhiều dược tính dùng để điều trị các bệnh dân gian. Nhiều người vẫn tự hỏi: Uống cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Để giải đáp cho câu hỏi trên, mời các bạn xem qua trong bài viết sau nhé.
Cây chó đẻ răng cưa là gì?
Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, với tên thường gọi là Diệp Hạ Châu hoặc cây cau trời. Chúng thuộc họ thầu dầu với nhiều dược tính có thể điều trị một số bệnh.
Tại sao chúng tại có tên là cây chó đẻ?
Sở dĩ loại cây này được đặt tên là cây chó đẻ vì lấy theo tập tính của loài chó. Sau khi chó cái đẻ con, chúng thường tìm loại cây này để ăn. Bên cạnh đó, hình thù lá cũng có nhiều răng cưa nên được gọi là cây chó đẻ răng cưa.
Phân loại cây chó đẻ
Người ta chia cây chó đẻ làm 3 loại chính dựa vào các đặc điểm chính:
Cây chó đẻ răng cưa được phân làm 3 loại chính: Xanh nhạt, xanh đậm và đỏ.
-
Cây chó đẻ thân xanh
Cây chó đẻ thân xanh có lá mỏng, ngắn và có màu xanh nhạt. Loại cây này có vị đắng và dược tính mạnh nhất trong họ cây chó đẻ. Chúng thường được gọi với tên Diệp Hạ Châu đắng. Mọc nhiều ở vùng nông thôn và đồi núi, hiện Dược Liệu Thái Sơn cung cấp loại cây này.
-
Cây chó đẻ xanh đậm
Cây chó đẻ xanh đậm có lá to, thưa và đỉnh chóp nhọn hơn so với 2 loại còn lại. Chúng có lá màu xanh đậm và được tính thấp nên không thể dùng làm thuốc.
-
Cây chó đẻ thân đỏ
Loại cây này có thân màu đỏ và lá dày hơn so với họ thân xanh. Dược tính rất thấp nên cũng ít được người dân trồng làm thuốc.
Cây chó đẻ răng cưa thuộc loại chó đẻ thân nhạt, với tên gọi khác là Diệp Hạ Châu đắng. Dược tính của loại cây này khá cao và được các nhà thuốc bào chế và điều trị một số bệnh.
Những công dụng của cây chó đẻ răng cưa
-
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ..
Cây chó đẻ răng cưa có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan siêu vi B, gan nhiễm mỡ hiệu quả. Bạn có thể dùng 30g cây chó đẻ đun sắc với 1,5 lít nước. Sau đó sắc nước uống hằng ngày, sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
-
Điều trị mụn nhọt độc
Trẻ em hay bị mụn nhọt độc vào mùa hè nóng bức. Nếu như không điều trị có thể gây ra nhiễm trùng và sốt cho trẻ em. Bạn có thể sử dụng cây chó đẻ răng cưa để giúp bé điều trị mụn nhọt. Cách làm rất đơn giản. Bạn rửa sạch cây chó đẻ rồi giã nhuyễn với muối. Sau đó chế nước sôi rồi pha thêm đường để uống. Phần bã bạn không nên bỏ đi mà hãy lấy đắp vào vùng da bị mụn.
-
Chữa bệnh sốt rét
Cây chó đẻ răng cưa cũng giúp điều trị bệnh sốt rét hiệu quả.
Dùng 8g cây chó đẻ, 10g thường sơn, 10g dây gắm, 10g lá mãng cầu tươi, 10g dây hà thủ ô, 10g thảo quả, 4g hạt cau, 4g dây cóc và 4g ô mai. Các loại thảo mộc này có bán ở các hiệu thuốc Nam hoặc đông y.
Sau đó bạn trộn các loại thảo mộc trên lại và sắc nước với khoảng 600ml nước. Khi mực nước còn 1/3 thì bạn lấy la uống khoảng 2 lần trước mỗi cơn sốt rét. Nếu như bệnh chưa khỏi thì ở lần sắc nước tiếp theo, bạn cho thêm khoảng 10g sài hồ.
Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa
Làm tăng nguy cơ gây vô sinh: Cây được tin dùng để chữa các bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Nếu cơ thể quá hàn mà lạm dụng cây chó đẻ sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai nên sẽ làm tăng nguy cơ bị vô sinh.
Ai cũng biết cây Chó đẻ có tính hàn nên cây có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu sử dụng quá liều thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu là do khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ sẽ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, gây ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ gây ra nhiều bệnh tật.
Để tìm hiểu chi tiết về tác dụng của cây chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) và đặt mua cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) chất lượng tốt bạn có thể đặt mua tại đây:
Các bạn vừa tìm hiểu về cây chó đẻ răng cưa cũng như biết được uống cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì. Bài viết này được chúng tôi sưu tầm trong các tài liệu trên mạng cùng các chuyên gia về cây thuốc Nam. Lưu ý, việc chữa bệnh từ cây chó đẻ răng cưa hiệu quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ. Cám ơn bạn đã quan tâm bài viết.