Mặc dù phải sống trong điều kiện khắc nghiệt nơi hoang mạc nhưng cây xương rồng vẫn kiên cường tồn tại. Có thể nhiều người không biết rằng, xương rồng còn là loài cây làm dược liệu với khả năng chữa nhiều bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ về cây xương rồng cũng như những tác dụng không ngờ từ loài cây kiên cường này.
Tìm hiểu về cây xương rồng
Cây xương rồng có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như Bá Vương Tiêm hoặc Hóa Ương Lặc. Loài cây này có thể đạt chiều cao lên đến 8m, có nhiều nhánh chứa nước. Mỗi nhánh cây có 3 cạnh lồi với các phiến lá có gai. Lá của xương rồng mọc thưa thớt và rất ngắn.
Hoa của cây xương rồng có màu đỏ vàng mọc ở mép cành, mỗi cụm hoa có 3 tổng bao với đường kính khoảng 1cm. Hoa xương rồng nở vào mùa xuân khi ra quả có hình bầu dục với đường kính 1cm.
Đặc điểm và chế biến cây xương rồng
Người ta phân xương rồng thành 2 loại: xương rồng ông và xương rồng bà có gai. 2 loại cây này vừa mọc hoang, vừa được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam. Xương rồng ngoài việc trồng làm cảnh vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Cây xương rồng có thể thu hoạch quanh năm. Người ta sẽ lấy nhựa cây từ cành, thân cây để làm nguyên liệu bào chế thuốc.
Những lưu ý khi sử dụng cây xương rồng
Cây xương rồng có thể dùng làm thuốc tẩy, chữa các bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, vì tác dụng mạnh nên phải pha chế với các loại thảo dược khác để thành thuốc. Nhựa của cây xương rồng có độc tính cao, tuyệt đối không được bôi vào mắt.
Bên cạnh đó, cây xương rồng có thể dùng làm thuốc sát trùng, chữa sâu răng hiệu quả. Nhựa cây có chứa chất độc nên người dùng cần hết sức cẩn thận khi sử dụng và nên hỏi ý kiến thầy thuốc.
Mủ của cây xương rồng rất độc nếu rơi vào mắt sẽ có thể khiến cho mắt bị mù. Ngoài ra, nếu dính vào da có thể gây bỏng.
Khi sử dụng xương rồng để chế biến món ăn có thể gây độc. Bên cạnh đó, nếu sử dụng ít có thể gây nên tiêu chảy hoặc buồn nôn.
Tác dụng của cây xương rồng
Ngoài việc là cây cảnh xương rồng còn tác dụng trong điều trị các loại bệnh. Một số công dụng nổi bật dưới đây được nhiều người biết đến và sử dụng.
-
Chữa sâu răng, đau nhức răng
Xương rồng được biết như là một phương thuốc chữa đau nhức răng hiệu quả. Bạn có thể lấy cành xương rồng được lược bỏ hết gai rồi đem nướng cho nóng mềm. Sau đó cho thêm ít muối rồi đắp một miếng nhỏ đặt vào chỗ răng bị đau. Ngậm mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sau mỗi lần ngậm phải nhả ra và không nuốt nước dãi, rồi súc miệng thật sạch. Thực hiện đều đặn sẽ thấy đau răng khuyên giảm.
-
Trị đau lưng và gai cột sống
Cách làm:
Dùng xương rồng rửa sạch rồi ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất. Sau đó, bạn đem nướng đều nhánh xương rồng trong khoảng 5 phút rồi gói bằng khăn sạch đắp lên chỗ bị đau. Giữ nguyên khoảng 10 phút rồi thay bẹ mới. Cách làm này giúp giảm đau, tuần hoàn máu và tan bầm hiệu quả.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, đau dạ dày
Hiện nay, người ta hay sử dụng xương rồng Lê Gai để làm thuốc chữa đau dạ dày, tiểu đường. Đây là bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Đồng thời, người Nhật Bản còn chiết xuất xương rồng để pha chế nước uống nhằm giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Bạn vừa xem qua về những công dụng tuyệt vời của cây xương rồng. Ngoài việc làm cảnh, cây xương rồng còn có nhiều chức năng chữa bệnh. Thật là một loài cây vừa kiên cường, vừa có ích phải không nào. Cám ơn các bạn đã quan tâm bài viết.